Home / Kinh doanh / TALKSHOW: PHẠM NHẬT VƯỢNG VÀ NGUYỄN MẠNH HÙNG (CỰU CEO VIETTEL): Một số ghi chép và bài học rút ra. Hà Nội ngày 12/07/2016

TALKSHOW: PHẠM NHẬT VƯỢNG VÀ NGUYỄN MẠNH HÙNG (CỰU CEO VIETTEL): Một số ghi chép và bài học rút ra. Hà Nội ngày 12/07/2016

TALKSHOW: PHẠM NHẬT VƯỢNG VÀ NGUYỄN MẠNH HÙNG (CỰU CEO VIETTEL): Một số ghi chép và bài học rút ra.
Hà Nội ngày 12/07/2016
1. Biến Vingroup thành một tổ chức học tập
– Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo chương trình học tập và tham gia giảng dạy cho cán bộ quản lý hàng tuần
– Mỗi cấp quản lý mỗi tuần phải bỏ ra 1h đào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý của mình
– 1 năm 1 nhân viên có khoảng 100h đào tạo
– Không đạt chỉ tiêu đào tạo => cắt phúc lợi bổ sung (không phạt)
2. Đa ngành hay một ngành?
– Đa ngành cũng okie, ngành mới thì phải học hỏi
– Người chưa hiểu về ngành vẫn có thể thành công
– Trước hết cần có đam mê, học hỏi
– Lăn xả
– Cần Liều
3. Thuê Tây – Đánh Tây
– Lương cao cũng không làm được
– Do đặc thù thị trường?
– Viettel đang bắt đầu mời Tây
– Tây hơn ta cái gì: khi mọi thứ đều chuẩn chỉ, đúng quy trình
– Ta hơn Tây cái gì: sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt, sai thì sửa
– Hiện nay: Tây chỉ là thứ cấp
– Tây dùng chiêu gì ta dùng chiêu tương ứng hóa giải
– Cuộc chiến Tây – Ta rất giằng co, ứng biến chiêu hàng ngày
– Viettel: có thể học được từ Tây xịn (Tây làm chủ lớn)
4. Lý thuyết và Thực tế
– Nhiều chuyên gia tính toán mô hình kinh tế nhưng kém hiểu thực tế
– Nhiều kết quả chạy mô hình chỉ đáng cho vào sọt rác
– KL: Do thiếu thực tế
5. Tinh thần đoàn kết, tương trợ
– Làm sao để kết nối cộng đồng: Lập hội cùng chung định hướng, quê hương…
– Lập hội có kinh phí hoạt động (không cần nhiều)
– Làm việc vì cái Tâm, hỗ trợ lẫn nhau, người đi trước hướng dẫn người mới
– Đoàn kết mọi người dưới 1 ngọn cờ
6. Quy mô – Chiến lược
– Đã làm là làm lớn
– Trở thành người bán buôn, không đi bán lẻ
– Độ phủ lớn, cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trước khi đối thủ kịp ra tay
– Phân phối: Đến thời điểm chuyển hướng – Lấy nông thôn vây thành thị
– Chiến lược hợp tác: Bài học DN nước ngoài: đoàn kết, giúp nhau cùng đi lên.
– Vingroup bắt tay Tân Hoàng Minh, Sungroup…
7. Chiến lược đầu tư nước ngoài
– Vingroup cũng đang nghiên cứu 1 số thị trường
– Sẽ xây dựng thương hiệu khách sạn đẳng cấp quốc tế ở 1 số nước: Mỹ, Úc…(Làm branding, chấp nhận chi phí).
– Viettel chia sẻ: không nên đi vào thị trường đã phát triển; nên đi vào thị trường chưa/đang phát triển.
8. Tiếp thị
– Không xây dựng đội Sales riêng
– Xây dựng đội ngũ Đại lý, bán ăn hoa hồng (HCM: 20.000 đại lý bán nhà)
9. Gia công phần mềm
– Mạnh dạn sử dụng Outsourcing
– Kiểm soát chất lượng Outsourcing là quan trọng
10. Địa chính trị – Kinh tế
– Không nên vào Ucraina thời điểm này
– Ảnh hưởng của Nga là rất mạnh
11. Tư nhân – Nhà nước (Vingroup-Viettel)
– Viettel là DN Nhà nước nhưng làm như tư nhân (người Viettel tự nhận)
– Tư nhân: không làm được “chém” ngay
– Viettel: không như vậy, không có quyền sinh sát nhân viên.
– Viettel: chỉ làm tốt những lĩnh vực DN Nhà nước làm được; thử lấn sang lĩnh vực tư nhân làm tốt thì chưa tốt (Bán lẻ)
– Hai bên không nhất thiết cần đi song hành: Mỗi bên cần phát huy tối đa thế mạnh của mình
– Hai bên có thể hỗ trợ ưu tiên dùng sản phẩm của nhau
– Hợp tác trên nguyên lý Thị trường: Chốt deal tại bàn: chốt 6ha tại Phạm Hùng mà Vingroup định làm chung cư cho Viettel làm Tổng hành dinh. Bên cạnh hồ nước 14ha đang chuẩn bị đào.
12. Quản trị
– Thay đổi nhân sự liên tục để tạo sức mới
– Thay đổi nhân sự để tránh sức ỳ, tham nhũng, tạo ekip (một số DN khác dùng chiêu luân chuyển cán bộ)
13. Tài chính – Đòn bẩy vốn
– Làm to thì phải vay to
– Có thời điểm đi vay 70.000 tỷ
14. Bất động sản
– Xu hướng tăng giá trong dài hạn là tất yếu
– Thời điểm là quan trọng
– Vẫn phải đi từ Trung tâm rồi mới lan tỏa ra ngoài.
– Chớp thời cơ chiếm lĩnh thị trường
– Chấp nhận tỷ lệ tồn kho
15. Rủi ro
– Rủi ro là tất yếu
– Chấp nhận rủi ro
– Quyết định đầu tư đôi khi cần rất nhanh và liều (trong 12h đồng hồ)
– Với quy mô lớn chắc chắn có tỷ lệ rủi ro đi kèm Vấn đề là cần kiểm soát để giảm thiểu
16. Trách nhiệm xã hội
– Nhiều lĩnh vực chấp nhận lãi thấp, hướng đến xã hội
17. SWOT
– Mỗi tổ chức có 1 sức mạnh riêng, không thay thế được nhau
– Vingroup: Kỷ luật và Sáng tạo, tính chủ động, tự quyết
– Viettel: Kỷ luật, nhân văn
18. Kỷ luật – Sáng tạo
– Viettel thành công nhờ thời điểm, chiến lược tốt, kỷ luật cao
– Đến giai đoạn hiện nay, cần sáng tạo Nhân viên Viettel hiện nay khá khó khăn trong đối đầu
– Nhân viên Vingroup ra ngoài: cũng rất thành công.
19. Nhân sự – Phát triển nhân tài
– Anh Hùng: Làm sao để sinh ra nhiều ông Vượng nữa
– Cần tạo nguồn cán bộ ở các cấp: những người đã phù hợp Văn hóa doanh nghiệp từ nội bộ
– Có lộ trình công danh phù hợp, tích cực đào tạo
– Cần tạo sự cạnh tranh giữa các vị trí
– Sau 3 năm nữa: tự cung tự cấp cán bộ.
– Tỷ lệ thành công: Đào tạo 5 được 1 là thành công
20. Kiểm soát/Thưởng – Phạt
– Hệ thống kiểm soát nhiều cấp: Cần giám sát ngay cả công ty được thuê để giám sát
– Đuổi ngay khi không thực hiện giám sát tốt.
– Phạt công ty giám sát, phạt công ty vi phạm lỗi thi công (cụ thể theo từng mức, từng lỗi nhỏ)
– Phạt: Phạt cả tổ chức (công ty – nhóm), phạt cả cá nhân Trách nhiệm kiểm soát lẫn nhau
21. Văn hóa doanh nghiệp
– Chú ý tới các yếu tố giới tính, sở trường…khi phân công nhiệm vụ; Nữ giới: giỏi Tài chính – Kế toán, kinh doanh, ổn định, chăm chỉ hơn nam giới.
– Ở cấp phó: thường Nữ tốt hơn
– Nam giới: sở trường Kỹ thuật, thi công…
– Đàn ông Vingroup xịn: 1 đàn ông có thể lãnh đạo 7 phụ nữ .
22. Quản trị công ty
– Vingroup đi lên từ gian khổ: A Vượng khởi nghiệp từ sinh viên, phá sản nhiều lần.
– Dần dần đã bài bản hơn khi đi vào sản xuất
– Mỳ tôm: Trong vòng 10 năm doanh số tăng lên 150 triệu USD/năm Đạt điểm tới hạn
– Làm Vinpearl, khách sạn 5 sao, gặp khó khăn
– Tiếp tục làm mạnh, bất chấp khó khăn.
– Khó làm vừa lòng tất cả mọi người
23. Quản trị quan hệ khách hàng
– Lắng nghe phản hồi của khách hàng: tìm chỗ bị chê mà xử lý
– Sử dụng đa kênh để lấy phản hồi, đặc biệt là kênh truyền thông xã hội
24. Tầm nhìn – Sứ mệnh
– Mỗi người Việt Nam phải làm gì để con cháu khác chúng ta bây giờ
– Người Việt Nam đã từng chịu nỗi nhục của một đất nước nghèo hèn
– Cuối cùng thì chúng ta cũng ra đi, di sản còn lại là gì.
—————————-
Phạm Nhật Vượng và những chia sẻ quý giá!
1. Lần đầu tiên thấy một ông lớn nhà nước mời tư nhân đến nói chuyện, chia sẻ hay đúng hơn là truyền tải kinh nghiệm thành công. Đã vậy, nhìn vào phông nền còn thấy VinGroup được đặt lên trên. Vâng xin nhắc lại là ông lớn nhà nước ở một chế độ nhà nước độc quyền mà thể hiện thái độ như vậy quả là một việc làm phi thường.
2. Anh Vượng nói đại ý: Các ông kinh doanh VN ông nào cái tôi cũng lớn, chả ai chịu ai, chỉ nhăm nhăm giành miếng bánh, vơ cho đầy túi mình. Nhưng hôm nay hai ông lớn đã rũ bỏ cái tôi, đặc biệt là Viettel, để ngồi với nhau, nói những câu chuyện thiết thực, chân thành, tốt cho doanh nghiệp, cho đất nước, thật là một việc rất đáng trân trọng.
3. Anh Vượng kể: Hồi mới về VN đầu tư làm Vincom HN và Vinperl Nha Trang, thấy to lắm rồi. Nhiều ông khuyên mày làm từ từ thôi, làm to quá, rồi có ngày bị bòm cho phát. CS không thích người giàu quá đâu. Tôi cũng thấy lo rồi cũng hãm lại, làm từ từ. Nhưng mà nghĩ lại thì vài chục năm nữa cũng ra đi, nên cứ liều mà làm tiếp, rồi cũng đến như ngày hôm nay
4. Về câu chuyện tìm tướng giỏi, a V chia sẻ: Không có cách nào khác là phải đào tạo cán bộ nguồn và phải chấp nhận rủi ro. Ko thể đòi đào tạo 100 ông mà có 80 ông thành công được, nhưng xác xuất cao sẽ có 20 ông sẽ thành tướng giỏi. . Anh cũng nói: Ko có tướng nào thuê ngoài về tốt bằng những người đào tạo từ trong hệ thống, quy hoạch cán bộ nguồn từ thấp lên cao, lớp lang bài bản thì sau 1 thời gian sẽ có đủ tướng tài để đánh các mặt trận mới. Khó nhất là để tìm đc người phù hợp văn hóa. Vì vậy ko có cách nào khác là ĐÀO TẠO. Các ông lãnh đạo phải nai lưng ra mà Đào tạo.
5. Một bác tướng của Viettel cũng thành thật chia sẻ: Như anh làm tư nhân, anh quyết 1 phát là đc. Còn chúng tôi quyết gì phải qua đảng ủy, đưa ra tập thể, rất phức tạp. Anh Vượng có đáp lại: Tư nhân cũng có cái khó của tư nhân. Như các anh xin gì cũng dễ, còn bọn tôi bị mấy chục cái giấy phép nó trói buộc.
6. Khi anh Hùng đề nghị Vin bớt xây chung cư lại và dành 1 mảnh đất đẹp xây cho Viettel tòa tháp. Anh Vượng bảo vì đất nước tôi sẽ xây đẹp, nhưng vì đất nước, anh cũng trả bọn tôi theo giá thị trường. Hai anh cười lớn! Quả là một câu nói rất thú vị. Anh Hùng đáp lại rất vui vẻ: Chắc chắn chúng tôi sẽ trả theo giá thị trường.
7. Khi nói về điều kiện để quyết định đầu tư, anh V nói: Ko có gì là chắc chắn cả. Nhưng bạn phải tính: Nếu thua vụ này có chết ko? Nếu thua ko chết, cân đối lực lượng thấy làm được thì phải liều mà làm thôi.
8. Đừng sợ bọn Tây. Chúng nó chỉ phát huy năng lực khi điều kiện làm việc hoàn hảo, chuẩn mực thôi. Còn rơi vào các tình huống khác là chúng nó ngồi nghĩ. Đợi mày nghĩ xong thì bọn tao cũng chết rồi. Người Việt mình có thừa sự khéo léo, linh hoạt để xử lý các vấn đề nảy sinh mà tây chịu chết.
9. Anh có nỗi sợ gì không? Sợ chứ, các bạn biết rồi đấy, sống ở VN có muôn vàn nỗi sợ. Ra đường đá rơi vào đầu cũng chết. Rồi bỗng một hôm một vị nào đó khó ở, mình cũng chết. Mình thấy câu này rất đáng chú ý: “Một vị nào đó khó ở”….
10. Nói về dùng người. Anh Vượng kể: Tướng ở Vin phải đa năng hết. Có dự án thuê tây vào làm. Tiêu cả đống tiền mà ko thành công. Cuối cùng anh giao cho 1 chị Phó chủ tịch chuyên về kiểm soát chuyển sang làm giám đốc kinh doanh. Chị chỉ biết giấy tờ chứ có thạo thương trường đâu? Nhưng lúc đó tất cả phải xúm vào giúp. Chấp nhận rủi ro, mày mò làm. Lúc đầu chẳng biết gì, nhưng cũng chẳng biết sợ, cứ liều xông vào làm và bây giờ đã có thể nói là thành công.
——–
Da Vinci – Học Viện Đầu Tư Tài Chính Hàng Đầu Việt Nam

About Đặng Văn Nhiên

Nên đọc

13 NGUYÊN TẮC VÀNG VỀ NGHĨ GIÀU LÀM GIÀU

“Nghĩ giàu và Làm Giàu” một cuốn sách kinh điển về làm giàu, làm người …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *