Con cái chúng sẽ ta đều giỏi
Nếu như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” đã hoàn thành sứ mệnh giúp cho các bạn học sinh sinh viên nói riêng, và người học nói chung thành công trên con đường học vấn thì”con cái chúng ta đều giỏi” ra đời với sứ mệnh giúp cho các bậc phụ huynh có được những đứa con ngoan ngoãn và thành công.
Chương 1: Bạn có thể giúp con mình học giỏi và thành công.
Chỉ có 4 dạng cha mẹ trên đời:
- Bậc cha mẹ tiêu cực: Họ là người dạy dỗ con bằng những biện pháp “tiêu cực”, phương châm của họ là “cha mẹ nói cái gì cũng đúng” và vì thế mà họ thất bại. Nhưng họ không nhận ra điều đó.
- Bậc cha mẹ thích sự hoàn hảo: Đây là bậc cha mẹ kiểm soát hoàn toàn cuộc đời con đến từng xăng ti mét, và họ mong muốn con mình phải tròn trịa và toàn diện. Họ yêu thương con hết lòng và cũng mong đợi nhiều ở con.
- Bậc phụ mẫu chiều con hết mực: Đây là bậc cha mẹ bao giờ cũng cố hết mức để đáp ứng mọi thứ vòi vĩnh và yêu cầu của con, dù gia đình chẳng khá giả chút nào.
- Bậc cha mẹ theo chủ nghĩa vật chất: Đây là bậc cha mẹ làm ăn kinh doanh có tiếng tăm, có địa vị và được trọng vọng trong xã hội. Họ không dành nhiều thời gian cho con cái, bù lại họ dành tiền và vật chất để đáp ứng lại việc không có thời gian ở bên con.
Thương yêu thôi chưa đủ, cần phải có phương pháp tốt:
– Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” mong muốn và suy nghĩ của trẻ: 5 điều mà bọn trẻ mong muốn từ cha mẹ nhất là:
- Tự do và khoảng không gian để khẳng định bản thân.
- Được tin tưởng.
- Được yêu thương và chấp nhận.
- Được công nhận.
- Độc lập, không phụ thuộc.
– Hiểu vấn đề của con trước khi dang tay giúp đỡ.
– Giải quyết “vấn đề gốc” chứ không phải triệu chứng bên ngoài.
Chương 2: Giải phóng tài năng tiềm tàng trong con bạn.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là:
- Trí thông mình của con người là do bẩm sinh hay do bồi dưỡng đào tạo mà thành?
- Những người tài giỏi trên đời là do trời sinh hay do giáo dục mà nên?
Tìm hiểu về não bộ và cơ chế vận hành:
– Não ý thức và não tiềm thức:
– Bí quyết thành công trong học tập chỉ có 10 bước:
- Niềm tin tích cực.
- Đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng.
- Quản lý thời gian tốt.
- Đọc nhanh.
- Lọc ra thông tin chính.
- Ghi chú bằng cả não bộ.
- kỹ thuật ghi nhớ.
- Ứng dụng lý thuyết vào làm bài tập.
- Ôn bài.
- Kỹ năng thi.
Tại sao trẻ không thể tập trung lâu được?
Vấn đề phổ biến nhất ở trẻ là chúng không thể tập trung lâu vào một việc gì. Thường sau khi tập trung một vài phút đầu óc chúng lại miên man với những ý nghĩ không đầu không cuối.
- Học bằng cả não.
- Tư duy quyết định hoạt động của cơ thể
Não ý thữ và não tiềm thức:
– Não ý thức (10%): Điều ta nhìn thấy.
- Khả năng xử lý hạn chế.
- Trí nhớ ngẵn hạn, khoảng 20s.
- Khả năng xử lý từ 1 đến 3 sự việc cùng 1 lúc.
- Sự thôi thúc có khả năng di chuyển với vận tốc 200 – 240 km/h.
- Khả năng trung bình xử lý 2000 mẫu thông tin mỗi ngày.
– Não tiềm thức (90%): Điều ta không thấy.
- Khả năng xử lý mở rộng.
- Trí nhớ dài hạn (những kinh nghiệm, thái độ, niềm tin trong quá khứ).
- Khả năng xử lý hàng ngàn sự việc cùng lúc.
- Sự thôi thúc có khả năng di chuyển với vận tốc 160.000 km/h.
- Khả năng trung bình xử lý 4 tỉ mẩu thông tin mỗi ngày.
Chương 3: Bậc phụ huynh thành công có quan niệm gì khác với lẽ thường.
Quan niệm 1: Con cái có cách nhìn nhận mọi việc khác cha mẹ.
Quan niệm 2: Tạo dựng mối quan hệ tích cực trên cơ sở tôn trọng nhận thức của trẻ về thế giới.
Quan niệm 3: Để mọi việc thay đổi, cha mẹ phải thay đổi trước.
Quan niệm 4: Cha mẹ làm gương cho con cái.
Quan niệm 5: Không có thất bại, chỉ có thông tin phản hồi.
Quan niệm 6: Càng linh hoạt bao nhiêu càng dễ thành công bấy nhiêu.
Quan niệm 7: Không có điều gì không ổn với trẻ, chỉ có cái gì đó không ổn trong hành vi của chúng mà thôi.
Chương 4: Làm thế nào giúp con bạn có động lực vươn tới thành công.
Công thức thành công tuyệt đỉnh với 6 thành phần, phẩm chất đó là:
Phẩm chất 1: Niềm tin mạnh mẽ. Những đứa trẻ thành công đều có điểm chung là có niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình. Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ có niềm tin tích cực?
– Trước tiên cha mẹ hãy là người gieo mầm niềm tin tích cực và dẹp bỏ niềm tin tiêu cực bằng cách loại trừ các bằng chứng liên quan đến nó. Cha mẹ cần gieo niềm tin gì nơi trẻ?
- Tất cả mọi người đều có tiềm năng như nhau. Nếu anh làm được thì tôi cũng làm tốt. Vấn đề là phương pháp
- Con có sự lựa chọn làm người thành công hay kẻ thất bại
Phẩm chất 2: Tầm nhìn cá nhân.
– Khuyến khích con cái sống có ước mơ.
– Chia sẻ ước mơ và mục tiêu của bạn với con cái.
– Cha mẹ giúp con tiếp cận với cuộc sống thật.
– Giúp con cái luôn tập trung vào mục tiêu của chúng.
Phẩm chất 3: Phương pháp để thành công.
Để thành công trong việc nuôi dậy con cái, xin bạn vui lòng không nói những câu như, “Tại sao trí nhớ con kém thế?”, “Sao con lười vậy?” hay “Sao con không thể học giỏi được?”. Thay vào đó, bạn hãy nói câu thần trú này nhiều hơn, “Con có thể làm được! Bao giờ cũng có cách làm mà! Hãy thay đổi phương pháp cho hợp lý hơn”.
Phẩm chất 4: Khả năng chế ngự cảm xúc và bắt tay vào hành động.
Cảm xúc tích cực:
-
Thúc đẩy trẻ hành động
-
Hăng hái
-
Nhiệt tình
-
Vui vẻ và hào hứng
-
Tự tin
-
Tập trung
Cảm xúc tiêu cực:
-
Ngăn cản thành công của trẻ
-
Không tập trung
-
Lười biếng
-
Chán nản
-
Tuyệt vọng
-
Sợ hãi
-
Căng thẳng
-
Ù lỳ
– Trẻ thành công chịu trách nghiệm về cảm xúc của mình “Tôi có khả năng làm chủ được cảm xúc của mình”
Sự việc + phản ứng của tôi = kết quả
– Trẻ kém hiệu quả để cảm xúc của chúng chế ngự bản thân “Tôi không có khả năng kiềm chế cảm xúc”
Sự việc = Hậu quả
Phẩm chất 5: Chuyển thất bại thành kinh nghiệm học hỏi.
Sau mỗi thất bại thì hãy xem đó là bài học kinh nghiệm để tránh sai lầm lặp lại và thay đổi phương pháp, làm lại từ đầu.
Phẩm chất 6: Xây dựng và bồi đắp lòng tự trọng
Chương 5: Năm loại cảm xúc mạnh tác động đến con trẻ.
– Năm nhu cầu cảm xúc tác động mạnh đến hành vi của trẻ :
- Nhu cầu cảm xúc 1 : Được yên thương.
- Nhu cầu cảm xúc 2 : Được chấp nhận.
- Nhu cầu cảm xúc 3 : Cảm thấy mình quan trọng.
- Nhu cầu cảm xúc 4 : được nhìn nhận.
- Nhu cầu cảm xúc 5 : Độc lập và được khẳng định mình.
– Tại sao trẻ không vân lời cha mẹ
Chỉ cần thỏa mãn nhu cầu cảm xúc quan trọng của trẻ, bạn mới có ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ và hành vi của chúng.
Chương 6: Khơi dậy và nuôi dưỡng lòng tự trọng sự tự tin nơi con trẻ
– Thế nào gọi là lòng tự trọng:
- Lòng tự trọng mang đến cảm giác bản thân mình có năng lực và tốt đẹp, xứng đáng được những người xung quanh yêu mến, quý trọng.
- Khi trẻ có cảm giác tốt đẹp về bản thân mình chúng thường đạt được kết quả tốt.
– Tác hại của việc trẻ thiếu đi lòng tự trọng:
- Luôn có cảm giác tồi tệ về bản thân.
- Thiếu vắng tình yêu thương và sự chấp nhậ của những người xung quanh.
- Không giám tin vào khả năng của mình, chúng tin rằng những sai lầm và thất bại trong quá khứ đẵ ấn định cho chúng số phận thất bại mãi mãi
– Những vấn đề trong nuôi dạy trẻ thiếu lòng tự trọng:
- Liên tục chĩa mũi dùi vào những lỗi lầm, những điểm thiếu hụt hơn là những ưu điểm và thành tích của con cái.
- Chỉ trích, quy tội và “Nhãn dán”.
- Hạ thấp thành tích của con cái.
- Lập trình tiêu cực qua ngôn ngữ tiêu cực.
– Thế nào là một đứa trẻ có lòng tự trọng?
- Luôn cảm thấy mình được những người xung quanh nhất là ba mẹ yêu thương, chấp nhận, tin tưởng và đánh giá cao.
- Biết yêu thương bản thân và trân trọng những gì mình có. Với cách nghĩ “Tôi có thể làm được!”, chúng tin rằng chúng có thể làm tốt những điều mình muốn.
– Làm thế nào để giúp trẻ gây dựng lòng tự trọng?
- Giao tiếp với con bằng tình yêu thương vô điều kiện.Chỉ trích, quy tội và “Nhãn dán”.
+Khen ngợi.
+Dùng lời lẽ yêu thương trìu mến.
+Vuốt ve âu yếm.
+Dành thời gian ở bên con cái.
+Trao đổi bình đẳng với con cái về những chủ đề có ý nghĩa.
- Tạo cơ hội cho con cái chia sẻ thành tích.
- Phong tặng con những danh hiệu tích cực.
- Viết những lời cảm ơn.
- Viết nhật ký thành công.
- Chuyển hóa sự thất bại và từ chối.
- Nhắc con cái rằng chúng có khả năng lựa chọn thay đổi.
- Chúc mừng thành công của con cái.
Chương 7: Làm thế nào khiến trẻ hợp tác và vâng lời cha mẹ
Bạn dùng những biện pháp nào để khiến con cái hợp tác với mình?
– Quan niệm cũ:
- Đổ lỗi và kết tội.
- Đe dọa.
- Dán nhãn tiêu cực.
- Giảng đạo mắng nhiếc.
– Quan niệm mới:
- Giúp con cái cảm thấy mình quan trọng và có ích.
- Chủ động nói ra cảm nhận của mình.
- Miêu tả vấn đề, không đổ lỗi hay quy kết.
- Tạo cho con rộng đường lựa chọn.
Chương 8: Thay đổi tư duy bằng phương pháp chuyển hóa ý nghĩa tích cực.
– Tư duy của trẻ ảnh hưởng lớn đến nhận thức và cách phản ứng của trẻ với hiện thức khách quan.
Sự Kiện + Phản Ứng = Kết Quả
– Mỗi sự vật đơn lẻ đều mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
– Làm thế nào để chuyển hóa ý nghĩa của những sự việc tiêu cực?
- Chuyển hóa nội dung.
- Chuyển hóa bối cảnh.
– Thực hành chuyển hóa ý nghĩa những kinh nghiệm trong cuộc sống.
– Thừa nhận ý kiến của trẻ là tiền đề cho bước chuyển hóa tích cực.
Chương 9: Kỉ luật trong gia đình với phương châm cả nhà cùng thắng.
– Ai là người lèo lái cuộc đời con bạn?
Dạy con làm người cũng tương tự như việc bạn dạy con lái xe, mục đích cuối cùng là để chúng có khả năng tự lái chiếc xe của mình đến bất cứ nơi đâu mà chúng muốn đến. Vai trò của bạn với tư cách người làm cha mẹ, là hướng dẫn chúng lái xe đúng luật, duy trì tốc độ an toàn, biết khi nào thắng lại và khi nào cần tăng tốc . Nhưng người cầm lái làm chủ cuộc đời chính là con bạn chứ không phải là bạn.
Là cha mẹ, chúng ta còn phải biết khi nào lên cương khi nào nên nhu, khi nào nên bảo ban, khi nào nên dẹp quyền lực sang một bên mà dùng tình thương yêu để cảm hóa con cái
Con mong muốn Trở thành một người con Như thế nào?
Điều con cảm thấy thích nhất ở bố mẹ là gì ?
Điều con cảm thấy thích nhất ở gia đình mình là gì ?
Làm thế nào để con trờ thành một học sinh giỏi ?
Ngày hôm nay con đã làm được việc tốt nào chưa ?
Trong gia đình ta, con có cảm thấy được hạnh phúc không?
Bố mẹ cần làm gì để con được hạnh phúc hơn?
Nếu con có quyền thay đổi thì con sẽ thay đổi điều gì ở gia đình ta?