Home / Sách hay / Chia sẻ sách hay: NHÂN TỐ ENZYME CHỐNG LÃO HÓA

Chia sẻ sách hay: NHÂN TỐ ENZYME CHỐNG LÃO HÓA

PHƯƠNG THỨC SỐNG LÀNH MẠNH

Muốn được sống lâu và trẻ trung mãi mãi là nguyện vọng chung của tất cả mọi nhân loại. Giáo sư – bác sĩ Hiromi Shinya đưa ra định nghĩa Để sống lâu và khoẻ mạnh thì bạn phải sống mà không tiêu tốn hết Enzyme diệu kỳ”. “Enzyme diệu kỳ” là enzyme nguyên mẫu của hơn 5.000 loại enzyme trong cơ thể, đảm bảo các hoạt động duy trì sự sống của con người.

Hiromi Shinya sinh năm 1935 tại Nhật Bản. Là bác sĩ nổi tiếng với hơn 40 năm làm việc tại Hoa kỳ và Nhật Bản, ông đã nội soi và chữa trị đường ruột cho hơn 300.000 bệnh nhân khác nhau, thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho nhiều chính trị gia Nhật Bản và các tổng thống Hoa kỳ. Chỉ cần nhìn vào đường ruột là ông có thể đoán được họ ăn gì, uống gì và xu hướng bệnh tật sẽ xảy ra thế nào.

Ông có nhiều câu nói và phát minh nổi tiếng từ bộ sách “Nhân tố Enzyme” như:

Tất cả các loại thuốc về cơ bản đều là “thuốc độc”.

Chìa khoá của sức khoẻ là số lượng Enzyme.

Bạn sẽ trở thành những gì bạn ăn.

Thịt của các loài động vật có thân nhiệt cao hơn con người sẽ làm bẩn máu.

Ăn các bữa ăn mà cảm thấy không ngon sẽ không khoẻ mạnh.

Ăn các đồ ăn bị oxy hoá, cơ thể cũng bị oxy hoá theo.

Rượu và thuốc lá chính là thói quen sinh hoạt tồi tệ nhất: Khi hút thuốc/uống rượu sẽ tổn hại phổi và gan, đồng thời các mao mạch toàn thân bị co lại à Nước, dinh dưỡng, oxy không được vận chuyển, gây trở ngại đến quá trình tuần hoàn máu và bạch huyết à Các chất thải không được đào thải ra ngoài cơ thể, sản sinh ra các độc tố à Sinh ra một lượng lớn các gốc tự do oxy hoá trong cơ thể và bắt cơ thể tiêu tốn nhiều Enzyme.

ENZYME LÀ GÌ?

Enzyme (còn được gọi thông thường là men) là tên gọi chung cho các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành từ các tế bào sinh vật. Trong cơ thể con người, động vật và cả thực vật, hay bất cứ nơi nào tồn tại sự sống thì đều tồn tại enzyme.

Enzyme tham gia vào tất cả các hoạt động thiết yếu để duy trì sự sống như tổng hợp, phân giải, vận chuyển chất, đào thải độc, cung cấp năng lượng….

Cơ thể người có thể tạo ra hai loại enzyme chính là loại enzyme tiêu hóa và enzyme chuyển hóa. Các loại enzyme tiêu hóa được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Trong khi đó, các loại enzyme chuyển hóa lại được sản sinh trong các tế bào, giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố giúp con người có khả năng hít thở, suy nghĩ, di chuyển…

Làm sao để sống lâu và khoẻ mạnh? Để trả lời câu hỏi này thì Bác sỹ Sinnya đưa ra…

7 CHÌA KHOÁ VÀNG ĐỂ CÓ  SỨC KHOẺ TỐT.

Để có thể sống khoẻ mạnh thì ngoài thực hiện các thói quen đúng đắn còn cần có một tinh thần vui tươi, suy nghĩ lạc quan. Một người nếu trong lòng vẫn còn ôm lo âu, phiền muộn thì dù có cải thiện tình trạng cơ thể đến đâu cũng không thể thực sự sống  khoẻ mạnh theo đúng nghĩa được. Trong thực tế, những tình cảm tiêu cực sẽ làm giảm sức mạnh của enzyme, trong khi cảm giác hạnh phúc sẽ kích thích các enzyme hoạt động và nâng cao sức đề kháng.

1. BỮA ĂN TỐT:

Bạn là những gì bạn ăn hoặc Bệnh do từ miệng mà ra. Nếu chúng ta ăn uống đúng cách thì giúp quá trình lưu thông thức ăn trong dạ dày và đường ruột được diễn ra tốt đẹp.

Nếu có thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt thì bất cứ ai cũng có thể duy trì được tình trạng sức khoẻ tốt. Sức khoẻ của bạn có thể được bảo vệ bởi chính bạn. Người khoẻ mạnh có dạ dày, đường ruột đẹp. Người không khoẻ mạnh có dạ dày, đường ruột lồi lõm.

Giữ kỷ luật ăn uống và không nên ăn quá no. Chúng ta nghe câu nói “Hãy ăn bữa sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày”

Một bữa ăn tốt cho cơ thể phải đảm bảo 3 yếu tố: Những món mình thích ăn và ăn thấy ngon (tiếng gọi cơ thể), các món tốt cho cơ thể (không bị tiêu huỷ enzyme) và các loại thực phẩm chứa nhiều Enzyme.

8 bí quyết trong phương pháp ăn uống của Shinya:

1. Một bữa ăn tốt và cân bằng thì 85% (90%) từ thực vật và 15% (10%) từ động vật.

2. Về tổng thể bữa ăn, ngũ cốc (bao gồm các hạt lương thực, các loại đậu) chiếm 50%, rau củ quả chiếm 30-35%, thực phẩm động vật chiếm 10-15%.

-50% là ngũ cốc nguyên chất, gạo lứt, lúa mỳ nguyên chất, lúa mạch và các loại đậu bao gồm: Đậu nành, đậu tây, đâu đen và đậu đỏ.

30% là các loại rau và củ quả gồm: Khoai tây, cà rốt, khoai lang, củ cải và các loại rong biển.

5-10%: Trái cây và các loại hạt.

10-15% là Protein thực vật:

3. Ngũ cốc phải lựa chọn các sản phẩm chưa qua tinh chế như: Gạo lứt, lúa mỳ nguyên chất, lúa mạch.

4. Thực phẩm động vật: Cố gắng ăn các loại thịt động vật có thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt con người như cá:

Tất cả các loại cá nhưng tốt nhất là cá nhỏ, vì cá lớn có chứa thuỷ ngân.

Gia cầm: Gà, gà tây, vịt Chỉ dùng một lượng nhỏ.

Thịt bò, bê, cừu và lợn chỉ dùng một lượng ít.

5. Ăn các loại thực phẩm tươi mới, chưa qua tinh chế, và giữ nguyên trạng thái tự nhiên.

6. Hạn chế tối đa sữa và các loại sản phẩm từ sữa.

7. Tránh xa dầu thực vật và các đồ chiên rán.

8. Ăn miến nhỏ và nhai kỹ khoảng 30-50 lần.

Một số khuyến nghị thêm về ăn uống:

* Dừng ăn và uống trước khi đi ngủ từ 4 – 5 giờ, trong lúc ăn không nên uống nước.

* Nên ăn hoa quả hoặc uống nước trái cây trước bữa ăn 30-60 phút.

* Không nên ăn thực phẩm bị Oxy hoá (như trái cây chuyển sang màu nâu, đã bắt đầu bị oxi hoá).

* Hạn chế các loại trà xanh (ngày chỉ 1-2 cốc), cafe, kẹo ngọt và đường, hạn chế ăn mặn (muối bột), các loại đồ uống có cồn, mở và dầu.

* Một số thức ăn tốt cho sức khỏe:

-Rượu vang.

-Rong biển.

-Khoai lang.

-Canh xương.

-Chè xanh.

2. UỐNG NƯỚC TỐT:

Phần lớn cơ thể con người là nước. Ở trẻ nhỏ nước chiếm 80% cơ thể, người lớn là 60 – 70% và người cao tuổi 50 – 60%. Vì vậy mà làn da của trẻ em thường mềm và căng mọng là do nước trong tế bào cao. Vì vậy, việc uống các loại nước tốt rất quan trọng cho cơ thể con người.

Nước từ miệng xuống dạ dày, được dạ dày hấp thụ, nhờ các mạch máu mà được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Nước có rất nhiều chức năng nhưng chức năng quan trọng nhất là cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước tốt còn có khả năng làm giảm cholesterol và các chất béo trung tính trong máu.

Nếu chúng ta uống thiếu nước thì các tế bào trong cơ thể sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, không đào thải được các độc tố, các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Và trường hợp xấu nhất, các độc tố tích tụ trong cơ thể sẽ phá huỷ cấu trúc di truyền của tế bào, phát triển thành ung thư. Chính vì vậy, những người không hay uống nước sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Nước tốt là nước không bị nhiễm hoá chất, có chứa nhiều canxi, magie và giữ cho cơ thể bạn trạng thái kiềm (PH) tối ưu. Và uống nhiều nước cũng là một cách giảm cân tốt, trung bình 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Thói quen uống nước của bác sỹ Shinya:

Buổi sáng sau khi thức dậy: 500 750 ml.

Một tiếng trước khi ăn bữa trưa: 500 ml.

Một tiếng trước khi ăn bữa tối: 500 ml.

3. THƯỜNG XUYÊN LOẠI BỎ ĐỘC TỐ:

Độc tố có thể thâm nhập vào cơ thể bằng thức ăn, nước uống, không khí, tia hồng ngoại và tử ngoại,…

Bài tiết và thải độc đúng cách giúp quá trình lưu thông trong dạ dày, đường ruột và quá trình bài tiết nước tiểu tốt hơn. Qua đó giúp quá trình lưu thông máu và bạch huyết diễn ra thuận lợi. à Nhanh chóng đào thải các chất có ảnh hưởng tới cơ thể ra bên ngoài.

– Khi độc tố tích tụ trong cơ thể một thời gian dài (thông thường sau 24h) sẽ không đảm bảo sức khoẻ cho bản thân. Khi táo bón sẽ xẩy ra các tình trạng xấu như sau: Tràng tướng xấu đi, xì hơi có mùi hôi, da khô xấu, nổi mụn, mặt chân bị phù nề, dễ bị ung thư.

– Khi táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề về da như nổi mụn hay da khô. Đó là do khi bị táo bón, các độc tố sinh ra trong ruột sẽ thông qua thành ruột đi vào mạch máu, di chuyển khắp cơ thể để tìm kiếm lối ra và cuối cùng là thoát ra ngoài bằng tuyến mồ hôi trên da. Khi đó, các độc tố này sẽ gây tổn thương cho các tế bào da. Tình trạng táo bón càng kéo dài thì cơ thể càng hấp thụ nhiều độc tố. Ngoài thức ăn thì sóng điện từ, tia tử ngoại và không khí độc cũng sinh ra độc tố.

Cách thải độc để loại bỏ độc tố:

* Ăn để thải độc: Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ quả và tinh bột. Khi ăn những thực phẩm này thì các chất xơ sẽ quyét sạch các độc tố bám trên thành ruột và đi ra ngoài.

* Nhịn đói tuần 2 – 3 lần để tái tạo cơ thể và thải độc.

* Uống nước tốt để thải độc. Khi chúng ta uống đủ hoặc thừa nước thì nước sẽ kích thích quá trình lưu thông thể dịch và quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, đồng thời lượng nước dư thừa sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi đó, độc tố trong cơ thể sẽ được bài tiết cùng lượng nước thừa này.

* Vận động hoặc mát xa có lợi cho lưu thông thể dịch. Khi thực hiện việc này thì độc tố khó tích tụ trong cơ thể.

* Hít thở không khí tốt để thải độc.

* Thụt ruột bằng dung dịch cafe.

4. TẬP THỂ DỤC HỢP LÝ:

Vận động “điều độ” tốt hơn quá mức”. Vận động điều độ” giúp enzyme được kích thích nhân đôi. Còn khi vận động quá kịch liệt thì cơ thể sẽ sản sinh ra lượng lớn gốc tự do oxi hoá. Khi vận động mà bạn cảm thấy mệt tức là bạn đã vận động quá sức rồi.

Khi bạn vận động quá sức thì cơ thể sẽ sinh ra gốc tự do oxi hoá tăng lên, cơ thể sẽ phải tiêu thụ tốn một lượng lớn enzyme để giải độc. Do đó, vận động quá mức có hại cho cơ thể. Còn khi vận động hợp lý sẽ bài tiết chất thải và độc tố, cung cấp enzyme diễn ra thuận lợi hơn.

5. NGHỈ NGƠI ĐẦY ĐỦ:

Nghỉ ngơi giúp phục hồi các chức năng trong cơ thể về trạng thái bình thường và enzyme trong cơ thể sẽ tăng lên trong lúc nghỉ ngơi.

Giấc ngủ hay nghỉ ngơi rất quan trọng với sức khoẻ của cơ thể.

Ngủ đủ giấc sẽ xoá mệt mỏi, sản sinh thêm enzyme trong cơ thể.

Thiếu ngủ cơ thể sẽ thấy mệt mỏi, sẽ phá vỡ sự cân bằng hình thành trong cơ thể và tiêu hao enzyme diệu kỳ. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì hãy nằm nghỉ 10 phút, buổi trưa nên ngủ giấc 15-30 phút sau khi ăn.

Ngủ nghỉ chừng mực và đúng thời điểm sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

6. HÍT THỞ SÂU VÀ NGỒI THIỀN:

Hít thở sâu bằng bụng là phương pháp sống khoẻ và ưu việt. Khi hít thở sâu chúng ta lấy nhiều oxi hơn hít thở thông thường. Và khi nồng độ oxi trong máu tăng lên sẽ kích hoạt quá trình trao đổi chất, thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể, đồng thời loại bỏ căng thẳng, chất độc trong cơ thể và gốc tự do.

Cách thở bằng bụng: Đứng thẳng, hai tay để lên bụng, hít vào bằng mũi căng bụng. Thở ra bằng miệng từng chút một, thở ra đến khi hóp bụng. Thực hiện 4 5 lần trong 1 giờ. Cố gắng thực hiện ở nơi không khí trong lành.

Ngồi thiền và suy nghĩ tích cực cũng là phương pháp tốt cho sức khoẻ.

7. NIỀM VUI VÀ TÌNH YÊU:

Tại sao phụ nữ sau khi ly hôn hoặc là đã mất chồng sẽ trở nên trẻ trung hơn. Trong khi đó, đàn ông trẻ trung hơn khi có người yêu trẻ tuổi hay vợ trẻ tuổi? Thực ra là họ làm để hấp dẫn người yêu mới và xuất phát từ niềm vui, tình yêu.

Cảm giác hạnh phúc và suy nghĩ tích cực là yếu tố không thể thiếu được để bạn có thể sống khoẻ mạnh. Sức mạnh tinh thần là một sức mạnh vô cùng to lớn.

Niềm vui và tình yêu sẽ thúc đẩy nhân tố enzyme trong cơ thể bạn một cách thần kỳ. Khi chúng ta suy nghĩ tiêu cực sẽ làm giảm sức mạnh của enzyme, trong khi suy nghĩ tích cực hoặc hạnh phúc sẽ lại kích hoạt các enzyme hoạt động và nâng cao sức đề kháng.

TS.Hawkins cũng cung cấp những thực tế thú vị mà ít người biết đến về tần số rung động liên quan đến sức khoẻ dưới đây. Tần số rung động cao gắn với khoẻ mạnh, tần số rung động thấp gắn với ốm yếu / bệnh tật.

Vì vậy để sống khoẻ mạnh và tươi trẻ thì mỗi ngày hãy:

Mỗi ngày hãy dành thời gian để thể hiện thái độ sống biết ơn.

Hãy cười, hát, Nhảy múa.

Sống với niềm đam mê và hứa hẹn trong cuộc sống cũng như công việc, và những thứ bạn yêu bằng cả trái tim.

Làm việc có mục tiêu, gặp gỡ những người thành công và đi du lịch hoặc chia sẻ giá trị.

About Đặng Văn Nhiên

Nên đọc

Chia sẻ sách hay: NGƯỜI DÁM CHO ĐI

“Nhiều người chỉ cười khi họ nghe rằng bí quyết của thành công là cho …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *