Khi nói đến lãnh đạo thì chúng ta thường nghĩ nó là một nghề, vị trí hay chức vụ nào đó trong tổ chức. Bản chất của Lãnh đạo người khác là giúp họ thay đổi tư duy, hành động cho những điều tốt đẹp hơn.
Phẩm chất của một nhà lãnh đạo không phải tự nhiên mà có, không ai sinh ra với những phẩm chất lãnh đạo sẵn có, mà những phẩm chất đó phải lĩnh hội và trau đồi theo thời gian.
Đặc biệt, người lãnh đạo phải có khát vọng và quyết tâm.
Vậy quản lý và lãnh đạo có khác biệt?
Quản lý: Người quản lý sẽ đảm bảo mọi người đều hoàn thành tốt công việc. Hay Quản lý là hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành trơn tru của một tổ chức hay bộ máy.
Lãnh đạo: là gây ảnh hưởng, khích lệ tinh thần hay là khả năng thu phục nhân tâm (là khả năng thu phục lòng người). Đã làm lãnh đạo thì phải xây dựng được tầm nhìn và quy tụ được mọi người.
Mọi sự thành bại đều do lãnh đạo.
- Khả năng lãnh đạo của bạn quyết định mức độ thành công của bạn, cũng như thành công của những người cùng làm việc với bạn.
- Muốn sự nghiệp thay đổi thì chúng ta phải thay đổi trước. Muốn tổ chức thay đổi chúng ta phải thay đổi trước.
- Ít khi một tổ chức phát triển vượt quá tầm của người lãnh đạo, muốn thay đổi tầm cũng như sự phát triển của tổ chức thì trước hết phải thay đổi tầm của người lãnh đạo.
- Lãnh đạo mà không áp đặt là lãnh đạo tồi.
- Lãnh đạo không phải là khái niệm dành riêng cho những người “sinh ra để làm lãnh đạo”. Những phẩm chất để trở thành lãnh đạo có thể được lĩnh hội và trau dồi.
- Chìa khoá thành công là khả năng lãnh đạo người khác đi tới thành công.
- Nhà lãnh đạo nào cũng có khát vọng mang lại thành công cho tổ chức của mình. Vấn đề là thành công ấy đạt mức độ nào, đến vào lúc nào và tạo ra bước ngoặt hay bước đột phá cho cá nhân nhà lãnh đạo, tổ chức và cả cộng đồng hay không.
- Nếu bạn muốn quản lý ai đó, trước hết bạn phải biết chế ngự chính mình. Thực hiện được điều đó, bạn sẽ chuyển từ vai trò quản lý sang vai trò lãnh đạo.
- Người làm lãnh đạo thường sẽ biết ứng dụng cái nghề để lãnh đạo chính cuộc đời mình, người có nghề sẽ sống có mục đích, sống có chiến lược, sống có tầm nhìn, và thường họ sẽ sống 1 cuộc đời có giá trị.
I. Năm cấp độ lãnh đạo:
Làm thế nào để gây ảnh hưởng đến người khác và kỹ năng đó có phát triển được không? Để gây ảnh hưởng đến người khác thì chúng ta tìm hiểu 5 cấp độ lãnh đạo.
Cấp độ 1: Vị trí
Những quyền lợi Mọi người theo bạn vì họ phải theo.
Đây là cấp độ cơ bản đầu tiên của một lãnh đạo. Bạn có quyền hành, ảnh hưởng do vị trí bạn được bổ nhiệm mang lại.
Đặc điểm:
- Sự an toàn dựa trên chức vụ, không dựa vào tài năng. Một người có năng lực thực sự và có tầm ảnh hưởng càng lớn, thì càng tự tin và cảm thấy an toàn hơn.
- Cấp độ này thường có được do bổ nhiệm. Tầm ảnh hưởng của bạn sẽ không vượt quá trong giới hạn công việc của bạn.
- Mọi người sẽ không phục tùng một nhà lãnh đạo dựa vào chức vụ bên ngoài thẩm quyền của anh ta. Họ chỉ làm việc khi bị yêu cầu với tinh thần làm việc thấp. Khi nhà lãnh đạo thiếu tự tin, những người dưới quyền không thể tận tâm làm việc.
- Nhà lãnh đạo dựa vào địa vị thường lãnh đạo theo cách đe dọa. Lãnh đạo theo chức vị kéo dài thì tỷ lệ nghỉ việc càng cao và tinh thần làm việc càng đi xuống.
Cấp độ 2: Sự chấp thuận
Sự chấp thuận/Các mối quan hệ. Mọi người theo bạn vì họ muốn vậy. Vì họ phải theo. Là khả năng lãnh đạo khiến mọi người làm việc cho bạn không vì nghĩa vụ. Khả năng này phát triển nhờ mối quan hệ tốt của bạn với mọi người chứ không vì những quy định.
Đặc điểm:
- Khác với cấp độ 1 thì cấp độ này lãnh đạo dựa vào các mối quan hệ. Điều họ quan tâm không phải thứ bậc mà là phát triển con người. Ở cấp độ này thời gian, năng lượng, sự quan tâm tập trung vào nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân.
- Cấp độ này tạo không khí làm việc vui vẻ, tự nguyện. Tuy nhiên, nếu duy trì quá lâu ở cấp độ này mà không phát triển thêm, bạn sẽ khiến những người làm việc tận tụy vì mình cảm thấy sốt ruột.
Cấp độ 3: Định hướng kết quả
Mọi người theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. Ở cấp độ này, hầu hết mọi người có cảm nhận thành công. Họ yêu quý bạn vì những gì bạn đang làm. Đó là động lực giúp dễ dàng giải quyết mọi vấn đề.
Cấp độ 4: Phát triển con người
Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. Nhà lãnh đạo dành được trái tim của mọi người bằng việc giúp họ phát triển bản thân.
Đặc điểm:
Sự tăng trưởng dài hạn diễn ra ở cấp độ này. Cam kết phát triển đội ngũ lãnh đạo sẽ đảm bảo phát triển liên tục cho tổ chức và các cá nhân. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể làm để đạt được và duy trì ở cấp độ này.
Cấp độ 5: Cá nhân
Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì.
Đặc điểm:
Cấp độ này dành cho những nhà lãnh đạo đã mất nhiều thời gian để phát triển con người và tổ chức. Rất ít người đạt được cấp độ này. Đa phần là huyênh hoang, khoác lác.
II. CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA LÃNH ĐẠO
“Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên”.
Có hai thứ khó nhất mọi người phải làm là suy nghĩ và làm việc theo thứ tự ưu tiên. Hai điều này tạo ra sự khác biệt giữa chuyên gia và người nghiệp dư.
Biết suy tính trước công việc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên chính là điểm tạo nên sự khác biệt lớn giữa nhà lãnh đạo và những người đi theo họ.
Thành công là quá trình hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra. Đây là chìa khoá cho công việc lãnh đạo. Một tổ chức, cá nhân hay một nhà lãnh đạo muốn thành công trong cuộc sống phải biết ưu tiên và lựa chọn những việc quan trọng để thực hiện.
Sử dụng nguyên lý Pareto (nguyên lý 20/80):
– 20% những ưu tiên của bạn sẽ mang đến 80% kết quả, nếu bạn dành tất cả thời gian, tiền bạc và sức lực vào 20% đầu tiên trong số những ưu tiên ấy.
– Dòng kẻ liền trên biểu đồ minh họa nguyên lý 20/80 miêu tả một người hay một tổ chức đã đầu tư thời gian, tiền bạc, sức lực và nhân lực cho những ưu tiên quan trọng nhất. Kết quả cho thấy năng suất lao động tăng lên gấp 4 lần. Dòng kẻ đứt miêu tả một người hay một tổ chức đã đầu tư thời gian, tiền bạc, sức lực và nhân sự vào những ưu tiên kém quan trọng hơn, vì vậy kết quả đạt được không đáng kể.
Những ví dụ về nguyên lý Pareto:
– Thời gian: 20% thời gian của chúng ta làm ra 80% kết quả công việc.
– Cố vấn: 20% nhân viên chiếm 80% thời gian của chúng ta.
– Sản phẩm: 20% sản phẩm mang lại 80% lợi nhuận.
– Khách hàng: 20% khách hàng mang lại 80% doanh thu.
– Quyên góp: 20% những nhà hảo tâm đóng góp 80% số tiền quyên góp.
– Sự lãnh đạo: 20% số người đưa ra 80% quyết định.
– Công việc: 20% công việc của chúng ta mang đến 80% sự hài lòng.
Mọi nhà lãnh đạo cần phải hiểu nguyên lý Pareto trong việc giám sát và lãnh đạo.
Ví dụ: 20% số người trong công ty có trách nhiệm tạo ra 80% thành công của công ty.
Để tăng năng suất lao động cho công ty, nhà lãnh đạo nên áp dụng chiến lược sau:
1. Xác định 20% nhân viên quan trọng nhất.
2. Dành 80% thời gian cho nhân viên của bạn vào 20% đó.
3. Dành 80% quỹ phát triển nhân lực của bạn cho 20% đó.
4. Xác định 20% nào của công việc đem lại 80% hiệu quả, và đào tạo một trợ lý thực hiện 80% công việc ít hiệu quả hơn.
5. Yêu cầu 20% nhân viên giỏi nhất đó đào tạo tại chỗ cho 20% nhân viên tiếp theo.
– Vấn đề không phải bạn làm việc vất vả đến đâu mà bạn đã làm việc hiệu quả như thế nào.
– Đã là lãnh đạo phải có khả năng sắp đặt thành công các dự án, công việc được ưu tiên. Nếu việc nào cũng quan trọng như nhau, cuối cùng bạn sẽ không đạt được thành tựu nào đáng kể.
– Sắp xếp theo mức độ ưu tiên:
* Quan trọng/cấp thiết: Những công việc cần được các lãnh đạo trực tiếp giải quyết ngay lập tức, không thể chậm trễ.
Ví dụ: khủng hoảng; họp dự án; những hạng mục của việc QUAN TRỌNG / KHÔNG GẤP GÁP nhưng chưa được
giải quyết; những việc đã đến thời hạn hoàn thành
* Quan trọng/ít cấp thiết: Những công việc đã được lên kế hoạch từ trước, đến giờ là thực hiện để chúng không rơi vào hạn mục 1.
Ví dụ: khủng hoảng; họp dự án; những hạng mục của việc QUAN TRỌNG / KHÔNG GẤP GÁP nhưng chưa được giải quyết; những việc đã đến thời hạn hoàn thành
* Ít quan trọng/cấp thiết: Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ này mà không cần huy động nhiều nhân lực. Nếu có thể, hãy giao phó công việc đó cho một trợ lý đắc lực.
Ví dụ: Nghe điện thoại, hồi âm email; trả lời báo cáo, giải quyết những nhu cầu không quá nhỏ lẻ của người khác.
* Ít quan trọng/không cấp thiết: Tập hợp tất cả các công việc như thế này và dành nữa giờ mỗi tuần để hoàn thiện chúng hoặc có thể giao việc đó cho người khác.
Ví dụ: Lướt web; tham gia các trang mạng xã hội, đi nhậu.
– Có ba vấn đề thường xẩy ra trong các cơ quan là:
* Lạm dụng: Một số ít người phải làm việc quá nhiều.
* Bỏ phí: Rất nhiều nhân viên được giao rất ít việc.
* Dùng sai người: Rất nhiều người làm sai vị trí.
– Ta chỉ có thể làm việc gì đó tốt nhất khi ta yêu thích nó. Khi quyết định làm gì thì hãy thực hiện nó, quyết định không làm gì thì đừng thực hiện nó.
– Nếu bạn muốn dành được bất kỳ thứ gì thì 95% thành công phụ thuộc vào việc bạn biết mình muốn gì.
– Lý do phần lớn mục tiêu chính không đạt được là vì chúng ta đã dành thời gian để làm những việc ít quan trọng hơn.
– Người Việt chúng ta khi bị sức ép về thời gian hay công việc đòi hỏi gấp gáp, chúng ta mới làm việc thực sự hiệu quả. Năng suất là nền tảng của sự tồn tại. Hiệu quả là nền tảng của sự thành công.
– Nhiều khi chỉ đến lúc không thể thay đổi được nữa, chúng ta mới biết điều gì thực sự quan trọng.
III. THÀNH TỐ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO LÀ:
“Tính nhất quán”.
Tính nhất quán là tình trạng toàn vẹn và thống nhất mọi lời nói, suy nghĩ và hành động của một con người, và không bao giờ cho phép có sự mâu thuẫn.
Có đến 89% những gì chúng ta học được từ thị giác, chỉ có 10% từ thính giác, và 1% từ các giác quan khác. Vậy nên nếu nhân viên càng nhìn thấy và nghe thấy lời nói và hành động của nhà lãnh đạo nhất quán với nhau, thì họ càng nhất quán và trung thành với nhà lãnh đạo đó. Họ hiểu những gì họ lắng nghe và họ tin những gì họ nhìn thấy.
Mọi thành bại đều bắt nguồn từ lãnh đạo. Bí quyết để mọi thứ luôn phát triển là tính nhất quán. Tính nhất quán tạo sự tin tưởng, càng được mọi người tin tưởng bạn càng có đặc quyền gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Ngược lại, nếu càng làm mất lòng tin của mọi người, bạn càng mất dần tầm ảnh hưởng với họ. Bạn không thể chỉ bảo người khác nhiều hơn những gì bạn biết.
Những gì bạn nói và những gì bạn làm giống nhau thì bạn sẽ thu được kết quả tương xứng.
Ví dụ:
– Tôi nói với nhân viên: “hãy đi làm đúng giờ” Tôi đến cơ quan đúng giờ → Nhân viên sẽ đi làm đúng giờ
– Tôi nói với nhân viên: “Hãy có tinh thần tích cực” Tôi thể hiện thái độ làm việc tích cực → Họ sẽ trở nên tích cực
– Tôi nói với nhân viên: “Khách hàng là số 1” Tôi luôn đặt khách hàng ở vị trí quan trọng nhất → Họ sẽ đặt khách hàng ở vị trí quan trọng nhất
Nếu những gì tôi nói và tôi thực hiện không nhất quán, kết quả thu được sẽ trái ngược.
– Tôi nói với nhân viên: “hãy đi làm đúng giờ” Tôi đến cơ quan muộn → Một số đi làm đúng giờ, một số đi làm muộn.
– Tôi nói với nhân viên: “Hãy có tinh thần tích cực” Tôi thể hiện thái độ làm việc không tích cực → Một số trở nên tích cực, còn một số thì không.
– Tôi nói với nhân viên: “Khách hàng là số 1” Tôi suy nghĩ đến bản thân mình đầu tiên, chứ không phải khách
hàng → Một số xem khác hàng là trên hết, một số khác thì không.
IV. TẠO RA SỰ THAY ĐỔI TÍCH CỰC:
Thay đổi lãnh đạo là thay đổi tổ chức. Mọi sự thành bại đều bắt nguồn từ lãnh đạo. Chúng ta không thể trở thành người chúng ta muốn nếu vẫn giữ nguyên những gì chúng ta đang có. Khi bạn ngừng thay đổi thì sự tồn tại của bạn sắp chấm dứt.
Nhà lãnh đạo phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi. Abraham Lincohn từng nói: “Nếu bạn muốn thuyết phục ai đó theo ý mình, trước hết hãy làm cho anh ta tin rằng bạn là một người bạn thật sự. Sau đó tìm hiểu xem anh ta muốn hoàn thành điều gì”. Để trở thành nhà lãnh đạo, bạn phải có thái độ sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới trong suốt cuộc đời.
– Tại sao mọi người kháng cự sự thay đổi? Khi làm việc theo thói quen, chúng ta thường không cần suy nghĩ nhiều.Thói quen không phải là bản năng. Chúng được hình thành và phát triển do lặp đi lặp lại. Chúng không xảy ra mà được tạo ra. Đầu tiên, chúng ta tạo nên thói quen. Sau đó, chính những thói quen hình thành nên chúng ta. Sự thay đổi đe dọa những thói quen cũ, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải đánh giá lại và đôi khi gạt bỏ cách nhìn nhận trước kia.
– 12 Vấn đề gây khó khăn cho lãnh đạo: Thiếu hiểu biết về nhân viên, thiếu sáng tạo, có vấn đề cá nhân, đổ trách nhiệm cho người khác, tự mãn cá nhân, thiếu tổ chức, dễ giận dữ, không giám mạo hiểm, luôn cảm thấy không an toàn và luôn phòng thủ, cứng nhắc, không có tinh thần đồng đội, chống lại sự thay đổi.
V. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: LÀ CON ĐƯỜNG HOÀN THIỆN KỸ NĂNG NHANH NHẤT
Có 4 lý do khiến nhân viên không làm việc theo cách họ nên làm:
1. Họ không biết phải làm những gì.
2. Họ không biết cách thực hiện nó.
3. Họ không biết vì sao nên làm việc đó.
4. Có nhiều trở ngại vượt quá tầm kiểm soát của họ.
Trong cuộc sống thì mỗi tổ chức, cá nhân luôn có những chướng ngại, khó khăn và vấn đề cần phải giải quyết. Với vai trò là người lãnh đạo, bạn phải xử lý hoặc hướng dẫn mọi người người cách giải quyết các vấn đề. Khi quan sát mọi người và những vấn đề của họ, tôi nhận ra “tầm” của con người quan trọng hơn “tầm” của vấn đề. Vấn đề được coi là lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào tầm của con người “lớn” hay “nhỏ”.
Để giải quyết vấn đề công việc, theo tôi nên:
1. Cam kết dành thời gian cho mọi người. Những người không bao giờ dành thời gian cho phát triển nhận viên, sẽ buộc phải dành thời gian để giải quyết các vấn đề của họ.
2. Không bao giờ tự giải quyết vấn đề cho một ai mà hãy cùng họ giải quyết. Cùng với cá nhân đó thực hiện một quy trình có sẵn để nhìn nhận vấn đề.
3. Giải quyết vấn đề theo quy trình 5 bước:
4 tìm nguyên nhân theo quy trình đặt câu hỏi 5Why?
5 Thái độ:
Quy trình 5 bước giải quyết vấn đề:
Bước 1 : Chỉ ra các vấn đề
Bước 2 : Xác định nguyên nhân
Bước 3 : Xác định giải pháp
Bước 4 : Tổ chức thực hiện
Bước 5 : Kiểm tra và đánh giá thực hiện
Qua khảo sát với 2 câu hỏi:
1. Hãy viết tên người bạn ngưỡng mộ nhất.
2. Hãy viết bạn ngưỡng mộ nhất điều gì ở bạn đó.
Thì có tới 95% câu trả lời chọn “Thái độ” là yếu tố mà mọi người ngưỡng mộ về bạn của mình.
Tại sao Thái độ lại quan trọng với mọi người cũng như lãnh đạo?
Lãnh đạo là sự ảnh hưởng. Mọi người có thể nhiễm thái độ của chúng ta khi tiếp xúc chúng ta. Tại sao thái độ của lãnh đạo lại quan trọng, vì nó tác động đến nhiều người.
Học viện Carnegie có lần đã nghiên cứu lý lịch của 10 nghìn người, và kết luận rằng 15% thành công của những người thành đạt là nhờ kỹ năng chuyên môn, còn 85% do tính cách. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nét tính cách quan trọng nhất
là thái độ.
– Nếu bạn nghĩ bạn sẽ bị đánh bại, thì bạn sẽ bị đánh bại.
– Nếu bạn nghĩ bạn không can đảm, thì bạn sẽ là kẻ nhát gan.
– Nếu muốn chiến thắng, nhưng nghĩ mình không thể, thì gần như chắc chắn bạn sẽ không giành được chiến thắng.
– Chúng ta không thể lựa chọn sống bao nhiêu năm, nhưng có thể lựa chọn cách sống cho những năm ấy.
– Chúng ta không thể làm chủ vẻ đẹp trên khuôn mặt mình, nhưng có thể làm chủ được nét mặt của mình.
– Chúng ta không thể kiểm soát bầu không khí tiêu cực của thế giới, nhưng có thể kiểm soát được bầu không khí trong suy nghĩ của mình.
– Hãy mĩm cười với mọi người, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều nụ cười. Nóng giận với người khác bạn cũng sẽ nhận được nhiều giận giữ như vậy.
VI. TẦM NHÌN CỦA LÃNH ĐẠO
Nhìn xa trông rộng là khả năng dẫn dắt của nhà lãnh đạo. Tất cả các nhà lãnh đạo lỗi lạc đều sở hữu hai thứ: Họ biết mình đang đi đâu và họ có khả năng thuyết phục người khác đi cùng.
Mọi người thường làm theo những gì họ nhìn thấy. Đây là nguyên tắc tạo động lực hiệu quả nhất. Theo nghiên cứu của Stanford Reseach, 89% những điều chúng ta học được thông qua thị giác, 10% thông qua thính giác và chỉ 1% thông qua các giác quan khác.
– Bốn cấp độ tầm nhìn của con người:
1. Một số người không bao giờ nhìn thấy nó (họ là những kẻ lang thang).
2. Một số người nhìn thấy nó nhưng không theo đuổi nó (Họ là những người đi theo).
3. Một số người nhìn thấy nó và theo đuổi nó (Họ là những người thành đạt).
4. Một số người nhìn thấy nó, theo đuổi nó và giúp người khác nhìn thấy nó (Họ là những nhà lãnh đạo).
VII. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
Phát triển con người là đỉnh cao nhất của lãnh đạo và chỉ có phát triển đội ngủ chúng tá mới thành công bền vững được. Những người gần gủi nhất với nhà lãnh đạo sẽ quyết định mức độ thành công của nhà lãnh đạo.
Người lãnh đạo xuất sắc luôn kiểm soát 3 vấn đề lớn:
1. Tài bất kỳ chính tổ chức : Nhân nào viên . tài chính có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với việc điều hành trong
2. Nhân sự: Chọn lựa con người sẽ quyết định tổ chức.
3. Tài bất kỳ chính tổ chức : Nhân nào viên . tài chính có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với việc điều hành trong
Nhà lãnh đạo xuất sắc tránh 7 sai lầm chết người:
1. Cố gắng để người khác thích mình hơn là trọng mình.
2. Không cần lời khuyên và sự giúp đỡ của cắc thành viên trong nhóm.
3. Làm thui chột nhân tài khi coi trọng quyền lực hơn kỹ năng.
4. Phê bình không có tính xây dựng.
5. Không nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên.
6. Đối xử với mọi người như nhau.
7. Không kịp thời cung cấp thông tin đến mọi người.
Mười câu hỏi tổng quát dưới đây sẽ giúp nhà lãnh đạo tìm được ứng viên phù hợp.
1. Một người tiên phong hay một người lo việc hậu trường?
2. Một người có khả năng tổng quát hay một chuyên gia?
3. Một nhà sản xuất hay một thợ bảo trì?
4. Người quản lý nhân sự hay nhân viên hành chính?
5. Một nhà lãnh đạo hay một người trợ lý?
6. Một người có kinh nghiệm lâu năm hay người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm?
7. Người tư duy sáng tạo hay người có tư duy trừu tượng?
8. Một người theo tinh thần tập thể hay độc lập?
9. Làm việc ngắn hạn hay dài hạn?
Phẩm chất chung của các nhà lãnh đạo kiệt xuất:
1. Có ước mơ lớn.
2. Thiết lập mục tiêu: Mục tiêu là những ước mơ có thời gian thực hiện. Nếu bạn không biết mình muốn gì và đang đi đâu thì bạn sẽ không đạt được gì cả và cũng chẳng đi đâu.
3. Ảnh hưởng: Ảnh hưởng là thuyết phục người khác cùng tham gia.
4. Tổ để khi chức bạn cuộc thực sống hiệncáthì nhân mọi: thứ Tổ chức sẽ không là những rối tung gì bạn lên. làm trước khi bạn làm điều gì đó,
5. Ưu tiên: Biết lựa chọn những gì quan trọng và thế mạnh của bản thân cũng như tổ chức.
6. Giải quyết vấn đề: Rất nhiều người nhìn thấy vấn đề nhưng rất ít người nhìn thấy mục tiêu từ vấn đề.
7. Mạo hiểm.
8. Ra quyết định nhanh.
9. Sáng tạo.
10. Tuyển dụng/sa thải : Chỉ có 3 nguyên tắc trong quản lý: Tìm người giỏi, bảo họ không đi tắt và ủng hộ họ hết mình. Trong đó tìm người giỏi là nhiệm vụ quan trọng nhất.
11. Đánh